CÔNG TY TNHH XE LĂN ĐỨC CƯỜNG

Tin tức mới

Tin Tức

Lưu ý khi lựa chọn phương tiện đi lại cho người khuyết tật

Lưu ý khi lựa chọn phương tiện đi lại cho người khuyết tật

 

     Với những loại phương tiện hỗ trợ vận động, người khuyết tật có thể di chuyển khắp nơi và làm việc độc lập dễ dàng hơn. Có rất nhiều loại xe lăn trên thị trường: xe đẩy có động cơ, xe lăn điện, xe lăn tay, xe lắc,… để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đa dạng tật và đa dạng mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

 

     Một chiếc xe lăn cho người già, người khuyết tật cơ bản phải đảm bảo tính vững chãi và độ bền cho suốt quá trình sử dụng, bao gồm:

 

 + Tính ổn định tĩnh:

 

     Liên quan đến độ vững chãi của xe lăn khi không di chuyển. Xe lăn phải được đảm bảo sẽ vững chãi khi xe lăn ngừng trên một bề mặt nghiêng hoặc có treo một vật nặng như giỏ xách, nạng chống. Thông thường, cấu tạo khung & thắng xe sẽ đóng vai trò quyết định tính ổn định tĩnh của xe lăn.

 

 

 + Tính ổn định động:

 

     Liên quan đến độ ổn định của xe lăn khi xe di chuyển. Khung xe, độ cao và độ êm của yên xe, tay vịn, bánh xe đóng vai trò quyết định tính ổn định của một xe lăn đang di chuyển.

 

 + Tính ổn định phía sau:

 

     Bị tác động bởi vị trí của các trục ở phía sau, liên quan đến vị trí của người sử dụng ở trọng tâm hay bị lệch sang một phía. Việc gia tăng tính ổn định phía sau cho một chiếc xe lăn đem lại những ưu điểm nhưng cũng bộc lộ những hạn chế cho người sử dụng.

 

     Ví dụ, một người mới tập điều khiển xe lăn hoặc muốn luyện tập kỹ năng “bốc đầu” sẽ an toàn hơn với 2 càng chống lật xe ở phía sau. Tuy nhiên, cũng vì 2 càng chống lật xe này, đôi khi xe lăn sẽ bị vướng víu và gây cản trở khi người sử dụng cố gắng lên dốc cao, lên vỉa hè,…

 

 + Tính ổn định phía trước:

 

     Bị tác động bởi kích thước và vị trí của 2 bánh xe phía trước. Tăng hoặc giảm kích thước & độ nặng chất liệu của 2 bánh phía trước là cách để điều chỉnh tính ổn định phía trước của xe lăn. Bánh này càng lớn thì vòng quay sẽ lớn hơn (sẽ mất sức khi điều khiển hơn) thì xe lăn sẽ vượt được những chướng ngại vật lớn hơn mà ko bị vấp hay dừng lại. Tuy nhiên, bánh càng lớn thì kích thước của xe lăn phải càng dài hơn để đảm bảo tính cân bằng cho người điều khiển.

 

 

 + Tính ổn định 2 bên:

 

     Bị tác động bởi chiều rộng của xe lăn, gồm: số đo bề ngang và độ khum của xe lăn. Một điều lưu ý là xe lăn càng rộng thì càng khó đi vào những địa hình hẹp như đường dốc hay cửa nhỏ. Độ vồng của xe lăn được tính khi xe lăn được mở ra để sử dụng.

 

     Ngoài ra, còn những tiêu chí khác mà cần cân nhắc khi lựa chọn phương tiện di chuyển cho người khuyết tật vận động như:

 

  • Độ cao gầm xe.
  • Khả năng vượt đường hẹp.
  • Độ rộng thông thuỷ (xe lăn muốn di chuyển vòng lại thì cần một không gian lớn cỡ nào).
  • Khả năng treo vật nặng hoặc đồ vật đi kèm.
  • Khả năng đi trên địa hình mềm.
  • Năng suất đẩy (tốn bao nhiêu lực để đẩy).
  • Khả năng vận chuyển (xếp gấp lại có tiện dụng không, NKT có thể tự xếp gấp lại hay không).
  • Độ bền của chất liệu theo thời gian.
  • Độ an toàn chống bắt cháy – giật điện (với khung bằng kim loại dẫn điện).
  • Và quan trọng nữa là khả năng thay thế phụ tùng (một phụ tùng bị hư có thể sửa chữa hoặc thay thế.)


Bài viết khác